Loa là một trong những thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh. Ngày nay việc sở hữu một chiếc loa không hề khó. Với những người đam mê âm thanh sẽ có sở thích tự đóng lấy một chiếc loa riêng thay vì chọn mua những chiếc loa nguyên đai nguyên kiện.
Kiến thức ban đầu cần phải biết về thùng loa
Các thành phần chính của loa thùng
Củ loa, thùng loa và mạch phân tần là 3 phần chính của 1 chiếc loa thùng. Ngoài ra, có 1 số phụ kiện khác như dây nối, lỗ dội âm,…
Củ loa
Có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh khuếch đại từ amply, cục đẩy hay vang số. Sau khi nhận tín hiệu âm thanh, màng loa sẽ tạo ra các bước sóng âm tương ứng và tái tạo âm thanh ban đầu.
Mạch phân tần
Hoạt động như 1 mạch lọc điện nhằm chia tín hiệu và hướng các dải tần số âm thanh đến các loa khác để xử lý âm thanh tốt nhất. Để tạo được âm thanh hay, sống động, chân thực bạn cần kết hợp khéo léo trong việc lựa chọn linh kiện, cách ghép nối, để chúng lại với nhau cho chế độ hoàn hảo.
Thùng loa
Nhiều người nghĩ rằng, thùng loa chỉ có một chức năng duy nhất là dùng để trang trí hay là lớp vỏ bọc bảo vệ những bộ phận cùng với các vi mạch điện tử bên trong loa. Điều này cũng đúng, nhưng không đủ.
Thùng loa không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ của loa mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự chập mạch âm học của loa nghe nhạc, karaoke, xem phim. Chúng có thể hạn chế, thậm chí là triệt tiêu những sóng đứng hay những cộng hưởng không mong muốn phát sinh trong quá trình sử dụng loa. Bởi vậy, khi đóng thùng loa, bạn cũng cần phải chú ý đến những nguyên tắc để chất lượng âm thanh được tốt nhất.
Các thiết bị hiện nay được làm theo 2 kiểu chính là thùng loa kín và thùng loa thông hơi.
Thùng loa kín được thiết kế vô cùng kín đáo và chắc chắn. Chúng không cho phép không khí có thể rò rỉ. Kiểu thùng loa kín này có thể đáp tuyến rất tốt mọi tần số loa.
Thùng loa này còn có một tên gọi khác là thùng loa cộng hưởng tần số thấp. Hầu hết các sản phẩm loa trên thị trường hiện nay đều sử dụng kiểu thùng loa này. Chúng có kết cấu “hở” một lỗ dùng để thông hơi, không khí có thể từ đó đi ra bên ngoài. Từ đó, loa có thể bền bỉ hơn trong quá trình sử dụng, đồng thời âm thanh cũng chuẩn hơn.
Gỗ làm nên thùng loa
Bạn có thắc mắc đóng thùng loa karaoke bằng gỗ gì không? Có khá nhiều loại gỗ có thể đóng thùng loa, bạn có thể tham khảo 3 loại gỗ phổ biến thường được dùng để đóng thùng loa dưới đây.
Plywood – gỗ ép / gỗ dán
Loại gỗ này được làm từ dán các loại gỗ lạng lại với nhau theo chiều vân gỗ bằng loại keo Phenol. Sau đó ép chúng thật chặt lại dưới tác dụng của nhiệt. Nếu bạn muốn đóng thùng loa của những thiết bị loa di động hay loa sân khấu thì nên sử dụng loại gỗ này. Bởi, chúng rất nhẹ, bạn có thể thoải mái di chuyển đi lại mà không cần lo lắng. Tuy nhiên, giá thành của chúng khá cao.
Gố Okal, gỗ dăm
Nguyên liệu để làm loại gỗ này là các loại gỗ rừng có độ bền vật lý cao như: gỗ keo, bạch đàn, tràm…Các loại gỗ này được sơ chế thành dăm, sau đó trộn đều với keo và ép chặt lại với nhau để tạo nên gỗ Okal làm thùng loa. Ưu điểm của chúng là chịu được những lực tác động mạnh nên có độ bền rất cao và tuổi thọ lớn.
Gỗ công nghiệp MDF
Đây là loại gỗ được sử dụng chủ yếu để làm thùng loa xem phim. Loại gỗ này được ép ván sợi bằng công nghệ đặc biệt. Có 2 loại gỗ này mà bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn đóng thùng loa. Đó là gỗ có khả năng chống ẩm và không có khả năng chống ẩm.
Bạn nên lựa chọn và sử dụng những loại có thể chống ẩm để thùng loa của mình được bền nhất. Khi đóng loa bằng gỗ MDF, bạn nên phủ cho chúng một lớp sơn cao cấp, vừa mang lại tính thẩm mỹ cho loa, vừa giúp ổn định tiếng nhạc hơn.
Những phụ kiện, linh kiện cần sử dụng khi đóng thùng loa
Thùng loa của bạn sẽ không thể hoàn thiện nếu không có sự hỗ trợ và góp mặt của các phụ kiện, linh kiện. Để làm đóng được thùng loa, bạn cần rất nhiều các loại linh kiện khác nhau. Và tất nhiên, bạn phải chuẩn bị đầy đủ và không được thiếu sót một bộ phận nào. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, thùng loa của bạn cũng sẽ không được hoàn thiện.
Những phụ kiện. linh kiện bạn cần phải chuẩn bị để đóng một thùng loa hoàn chỉnh bao gồm: lưới loa, nẹp sườn, nẹp array, ổ cắm chân loa, tay xách, họng kèn, ống thông hơi, jack loa, chân nhựa và cao su, lõi nhựa cuộn cảm, tay vít tăng giảm, phụ kiện củ kèn, giá treo loa, … Mỗi phụ kiện lại có rất nhiều loại cùng với thiết kế và mẫu mã khác nhau. Bởi vậy, khi đóng thùng loa, bạn cần phải lựa chọn một cách tỷ mỷ, cẩn thận và kỹ lưỡng.
Kích thước của thùng loa
Kích thước của thùng loa là do bạn quyết định. Bạn có thể căn cứ vào diện tích không gian của mình để đóng thùng loa với kích thước phù hợp. Nếu mục đích của bạn chỉ là dùng loa để phục vụ nhu cầu trong phòng khách thì bạn không cần phải đóng thùng loa quá to. Như vậy, sẽ rất lãng phí cũng như tốn khá nhiều tiền.
Ngoài ra, kích thước của thùng loa cũng cần phải đảm bảo được rằng chúng có thể chứa và bảo vệ tốt cho tất cả các bộ phận cũng như vi mạch điện tử phía bên trong của loa.