Một trường hợp thường xuyên xảy ra tại các hộ gia đình khi xử dụng amply chính là hiện tượng amply bị nhiễm điện. Với những người không chuyên sẽ gặp rắc rối khi xử lý tình trạng này dứt điểm. Dưới đây là những nguyên nhân và giải pháp khắc phục amply bị nhiễm điện ngay tại nhà đơn giản, nhanh chóng nhất.
Mục lục
Nguyên nhân khiến amply bị nhiễm điện
Cách đơn giản nhất để bạn phát hiện amply có nhiễm điện hay không là sử dụng bút thử điện. Khi thấy các con ốc ở xung quanh amply có điện, lỗ vào micro hay loa đều có điện. Chạm vào hoặc cầm micro hát thi thoảng bị giật tê.
Nguyên nhân chủ yếu khiến amply bị nhiễm điện là do biến áp. Biến áp với vai trò thực hiện truyền năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm một cuộn dây sơ cấp, 1 hay nhiều cuộn thứ cấp liên kết qua trường điện từ truyền trực tiếp qua vỏ máy. Chính vì vậy sẽ nguy hiểm hơn khi lơp cách điện không tốt có thể tiến thẳng từ trạm với bên thứ cấp gây ra hiện tượng giật hay cháy nổ cho cả bộ dàn. Ngoài ra nguyên nhân cũng đến từ các thiết bị kết nối khác như tivi hay đầu hát xuống amply.
Hướng dẫn kiểm tra amply bị nhiễm điện
Rút hết các dây jack kết nối tín hiệu ở những thiết bị âm thanh khác trong hệ thống để mình amply. Sau đó bạn sử dụng đồng hồ vạn năng đo và kiểm tra giữa một đầu dây cắm với vỏ máy.
Nếu đồng hồ báo vài trăm Ohm trở xuống thì amply của bạn đã bị trạm sơ cấp và lõi biến áp hoặc trạm với thứ cấp. Lúc này bạn cần mang ra những địa chỉ uy tín để thay thế hoặc quấn lại biến áp. Ngược lại, nếu đồng hồ báo vài trăm KOhm thì không có vấn đề gì.
Ngoài ra, khi sử dụng bạn nên xác định rõ amply của mình sử dụng biến áp gì ? Là biến áp xung giống như nguồn máy tính hat biến áp sắt từ ? Trong trường hợp, nếu sử dụng biến áp sắt từ bị rò điện ra thì là cả vấn đề nghiêm trọng, lúc này bạn không thể sử dụng được nữa buộc phải thay thế cái khác nếu được. Hoặc bạn có thể mang đến thợ sửa chữa uy tín để quấn lại thật đảm bảo.
Phân biệt biến áp sắt từ và biến áp xung
Biến áp sắt từ dùng trong amply dân dụng có 2 đầu dây cuộn sơ cấp là nối với lưới điện nên cắm chiều nào cũng không được rò điện sang phần thứ cấp hay còn gọi là phần mà chúng ta tương tác với amply.
Biến áp xung có thêm 1 tụ nhỏ nối từ phần sơ cấp sang phần thứ cấp nên khi sử dụng bút thử điện ta thường thấy bút đỏ mờ.
Ngoài ra người dùng khi tìm hiểu về âm thanh cũng nghe đến cụm từ biến áp cách ly. Biến áp cách ly là để phân biệt với biến áp tự ngẫu, thường có cuộn sơ cấp và thứ cấp độc lập với nhay nên không hể dò điện sang nhau.
Còn biến áp tự ngẫu thì lấy luôn 1 phần dây sơ cấp để làm thứ cấp nhưng không ai dùng làm ngồn amply dân dụng cả, biến áp này thường sử dụng trong các máy ổn áp, đổi điện 110V/220V. Vì vậy biến áp cách ly là tên gọi chung có thể làm biến áp xung hoặc biến áp sắt từ.
Về biến áp xung cũng là 1 biến áp cách ly nhưng sử dụng lõi ferit hoặc lõi khác nhưng không phải chất liệu sắt thép, có mạch điện đi kèm để tạo ra dao động tần số cao hàng trăm kHz. Tuy biến áp của nó cách ly nhưng phần mạch điện thì thường nối 1 tụ từ phần sơ cấp sang thứ cấp nên hiện tượng rò điện là không tránh được. Vì vậy, bạn cần xác định chiếc amply của mình sử dụng loại biến áp nào trong 2 loại trên để có cách xử lý chính xác nhất.
Giải pháp khắc phục amply bị nhiễm điện
Trong quá trình lắp đặt cho amply bạn hãy tiếp đất cho thiết bị ngay đằng sau vỏ máy, quấn lại biến áp nguồn amply của bạn. Ngoài ra cách khắc phục tạm thời tốt nhất cho bạn chính là đổi chiều đầu ổ cắm nguồn điện của amply hoặc khi sử dụng micro không dây luôn để ý bàn chân cách điện khi vận hành hệ thống.
Để chắc chắn hơn bạn nên tìm đến các đơn vị sửa chữa uy tín của Trung Chính Audio để khắc phục triệt để tình trạng nhiễm điện bảo vệ thiết bị cũng như bản thân mình, an tâm hơn trong khi sử dụng.