Crossover là thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh. Crossover được sử dụng nhằm mục đích phân chia tần số ra nhiều đoạn. Cung cấp các tần số ứng với từng dòng loa khác nhau, giúp âm thanh rõ ràng và hay hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng loa quá tải.
Hầu hết các dòng loa không thể đáp ứng được khả năng phủ âm toàn bộ từ tần số thấp đến cao. Crossover giúp phân chia các tín hiệu âm thanh theo các tần số cao hoặc thấp, băng tần riêng biệt, sao cho chất lượng âm thanh được tối ưu nhất.
Dòng thiết bị này được ứng dụng nhiều trong cả hai công nghệ âm thanh là analog và kỹ thuật số. Ngoài ra, chính Crossover kỹ thuật số thường bao gồm một số xử lý tín hiệu bổ sung: limiting, EQ, delay, …
Bên cạnh đó, thiết bị này còn cho phép xử lý từng nhóm thông tin, với các băng tần riêng biệt trước khi đưa ra amply. Như vậy có thể tăng cường 1 hay nhiều nhóm bằng tần nào đó, để cho âm thanh được chất lượng hơn, khi đến tai người nghe.
Mục lục
Phân loại Crossover trong hệ thống âm thanh
Crossover Passive ( Phân tần thụ động )
Được tích hợp sẵn trong các dòng loa, Crossover Passive không cần nguồn điện trợ lực, không cân chỉnh gì cả. Dòng thiết bị này thường lắp bên trong các thùng loa. Chính vì thế tất cả những gì người dùng cần phải làm là chọn được chiếc amply thích hợp về công suất, trở kháng, để phối ghép với loa sao cho hợp lý.
Ưu điểm
Tiện dụng vì người sử dụng không phải can thiệp vào chúng, đáng tin cậy. Trong phần lớn các trường hợp chúng có giá thành khá hợp lý, ít nhất là cho các hệ thống có công suất nhỏ hoặc trung bình.
Nhược điểm
Khi hoạt động ở công suất lớn, các thành phần của bộ phân tần thụ động trở nên cồng kềnh và đắt tiền do chúng phải tải dòng điện thế lớn hơn. Cần phải có amply công suất lớn hơn công suất của hệ thống loa vì bộ phân tần thụ động hấp thụ một phần công suất của amply thay vì được chuyển toàn bộ đến loa.
Crossover Active ( Phân tần chủ động )
Là thiết bị được sản xuất chuyên phân tần số cho hệ thống loa: Cần một nguồn điện cấp thêm, nhưng có sử dụng rất linh hoạt, cho phép cân chỉnh tần số, nén,… Khác với phân tần thụ động, bộ phân tần chủ động chia tách dải tần trước khi chuyển sang các amply.
Ưu điểm
Bộ phân tần chủ động giúp giảm nguy cơ gây hư hỏng cho loa treble. Trong trường hợp amply hoạt động ở ngưỡng xảy ra hiện tượng tín hiệu ra lớn hơn mức tối đa mà amply kiểm soát được. Vì nằm trước amply, nên các phần quá tải của phần bass sẽ vẫn được đưa sang amply và đến loa bass. Loa mid và loa treble vẫn nhận được những tín hiệu “sạch” từ các amply.
Mạch phân tần chủ động chỉ làm việc ở mức tín hiệu audio nhỏ, các mạch lọc được xây dựng và sử dụng bằng các mạch điện tử tích cực thông thường tương tự được sử dụng trong các bộ lọc tần số.
Thay vì phải tiêu phí năng lượng để chỉnh tín hiệu ra loa theo củ loa có độ nhạy thấp nhất. Tín hiệu ra của Crossover Active có thể được điều chỉnh để có được sự cân bằng tốt nhất giữa các củ loa. Điều này giúp các nhà thiết kế lựa chọn củ loa dễ dàng hơn cũng như thiết kế được các mạch lọc có độ dốc cao hơn nên làm giảm được lượng tín hiệu ngoài giới hạn tần số hoạt động mà từng củ loa thường phải đảm nhận.
Nhược điểm
Vì mức tín hiệu dòng điện trong giai đoạn này không lớn nên phân tần chủ động ( Crossover Active ) không phải chịu mức năng lượng đáng kể. Chính vì vậy không cần các linh kiện lớn, cầu kỳ. Nhưng phải sử dụng các amply công suất cho mỗi khoảng tần số.
Crossover được ứng dụng trong tất cả các dàn âm thanh, từ gia đình cho đến các bộ dàn chuyên nghiệp, với nhiều hình dạng, thiết kế khác nhau. Cũng chính vì điều này, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy được dạng nhỏ gọn trong các loa dạng 2 way trở lên, kể cả loa karaoke gia đình.
Một số dòng Crossover được nhiều người ưa chuộng như : DBX 234XS , DBX 223XS, DBX 234S.