Micro là một trong những dòng thiết bị âm thanh đã có từ rất lâu đời. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng micro với mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà người dùng có thể mua được dòng micro phù hợp. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn micro cần phải tìm hiểu chức năng, phân biệt rõ các loại micro, để tránh sử dụng không đúng chức năng và ứng dụng của micro.
Micro là thiết bị điện thanh nhằm cảm biến các dao động âm thanh (dao động cơ học) thành các dao động điện (điện năng), các dao động này có biên độ điện áp rất là nhỏ và cần được khuếch đại lớn lên để cung cấp ra loa. Micro được ứng dụng tại các hệ thống karaoke, biểu diễn, hội nghị, thu âm,…
Mục lục
Có bao nhiêu loại micro ?
Có 2 loại micro chính, được sử dụng nhiều nhất hiện nay là : micro dynamic (micro dạng điện động) và micro condenser (micro dạng tụ điện)
Micro điện động (dynamic)
Với nhiều đặc điểm như thu âm tốt tại các khoảng cách gần, dùng tốt cho việc thu âm một người và đặc biệt không cần nguồn điện cung cấp để hoạt động.
Cấu tạo micro điện động tương tự như cái loa, bao gồm có 1 màng rung động cực mỏng được kẹp với một cuộn dây đồng rất mỏng và mảnh, vòng dây đồng được đặt vào 1 khe từ trường của một khối nam châm.
Khi nhận sóng âm thanh từ bên ngoài, màng rung sẽ rung động dễ dàng theo tác động của âm thanh nhờ có mạng nhện. Màng rung rung động làm cho cuộn dây di chuyển trong khe từ. Do cuộn dây nằm trong từ trường của nam châm vĩnh cửu. Cuộn khuếch đại lên trên bởi mixer và power amplifier.
Điện áp âm tần lấy ra ở hai đầu cuộn dây có tần số trùng với tần số dao động âm thanh đầu vào, có biên độ tỷ lệ với mức thanh áp tác động lên màng micro. Độ nhạy không cao lắm, chịu được độ ẩm, nhiệt độ và va chạm tốt hơn các loại khác, chịu được áp suất âm thanh cao. Dùng cho trống, đàn, các máy ghi âm các máy tăng âm dùng trong trang âm hay trong truyền thanh thường hay dùng micro điện động.
Micro tụ điện (condenser)
Condenser là loại micro được sử dụng phổ biến dựa đến tính chất thay đổi điện dung của tụ điện khi có sóng âm tác động vào tạo ra tín hiệu âm thanh. Micro tụ điện có cấu tạo gồm hai bản cực (plate) đặt cách nhau bởi một lớp không khí.
Một điện áp một chiều DC được đặt vào hai bản cực này, khi có sóng âm tác động, khoảng cách giữa hai bản cực sẽ thay đổi theo nhịp biến thiên của wave âm thanh làm đảo chiều dòng điện một chiều đã được phân cực, kết quả là tạo ra các tín hiệu âm tần xoay chiều và sẽ được dẫn vào mixer để khuyếch đại.
Chắc chắn phải có nguồn điện áp phân cực, các micro tụ điện luôn luôn cần được cấp nguồn điện riêng biệt để chạy, được gọi là “remotepower” hay “phantompower”. Nguồn “phantom” này có hiệu điện thế từ 9V đến 48V tùy vào micro được lấy ở mixer chỗ cổng sau “phantom” trên mixer bật ở vị trí on.
Những chiếc micro condenser thường xuyên cho đáp tuyến tần số dạng rộng và băng phẳng. Độ nhạy rất cao, do các thành phần chuyển động cảm nhận sóng âm rất mỏng và mảng và nhẹ nhàng.
Chúng không bị ảnh hưởng bởi khối lượng của cuộn dây (voice coil) nên phù hợp với các nhạc cụ thiên về treble, được sử dụng rộng rãi trong các phòng thu âm. Kích thước nhỏ gọn, tuy nhiên do tính chất khá mong manh và dễ nhạy cảm với độ ẩm với môi trường.