Trong các sự kiện âm nhạc, truyền thông, giới thiệu sản phẩm… thì hệ thống âm thanh là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên sự thành công của mỗi sự kiện. Để có một hệ thống âm thanh sân khấu tốt thì cũng không phải việc đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải có những kiến thức cơ bản về các bộ phận âm thanh cũng như những cách bố trí sao cho hợp lý và tối ưu để đem lại hiệu quả âm thanh tốt nhất trong sự kiện.
Nói đến âm thanh thì không thể không nhắc tới hệ thống loa. Mà để có thể sở hữu cho mình một hệ thống loa chất lượng cho các thiết bị âm thanh sân khấu, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với số tiền bạn chi ra, thì những kiến thức cơ bản về loa là không thể thiếu để có thể cho bạn những sự lựa chọn phù hợp nhất. Một hệ thống loa tốt sẽ đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất, đảm bảo sự rõ ràng cũng như mang đến cho người nghe sự thoải mái. Để làm được điều này bạn cần phải chú ý một số điểm sau khi mua sản phẩm loa cho dàn âm thanh sân khấu của mình:
Về cơ bản cấu tạo của loa bao gồm 6 thành phần: Driver, lỗ dội âm, thùng loa, giắc kết nối, mạch phân tần và các phụ kiện đi kèm. Với mỗi phần thì đều có những chức năng và thông số bạn cần phải chú ý:
Driver – được xem như là trái tim của của hệ thống loa. Nó có chức năng chuyển tín hiệu thành những sóng âm thanh tương ứng đảm bảo sự rõ ràng cũng như tần số, cường độ, nhịp điệu hoàn hảo nhất cho người nghe.
Loa tần số cao (HF) – Thường được làm bằng titanium hoặc các sợi tổng hợp và có kích thước khoảng 1 inch cung cấp âm sắc cao trong hệ thống loa.
Loa trung – Được ra bởi các vật liệu khá phong phú, từ vật liệu rẻ tiền đến các loại vật liệu cao cấp, tùy theo đó mà chất lượng loa cũng khác nhau. Hệ thống loa này đảm nhiệm những âm dễ nghe nhất ở tầm trung.
Loa tần số thấp (loa sub) – Đây là hệ thống loa phụ trách các âm có tần số rất thấp từ đó mang đến đầy đủ nhịp điệu của âm thanh, khiến người nghe cảm nhận những âm mạnh, tròn và chắc chắn.
Lỗ dội âm – Được thiết kế nhằm cung cấp khả năng xử lý các âm tần thấp cho loa và thường được bố trí dưới dạng lỗ ở phía trước hoặc phía sau loa.
Thùng loa – Là bộ phận cũng khá quan trọng. Nó chứa đựng toàn bộ các thành phần của loa. Đồng thời nhờ không gian bên trong thùng loa sẽ cộng hưởng âm thanh, từ đó sẽ làm âm dày hơn, chắc chắn hơn khi được truyền đến người nghe. Tùy theo chất liệu cấu tạo mà tác dụng cộng hưởng âm của thùng loa cũng khác nhau. Tuy nhiên tốt nhất và cao cấp nhất thì đều sử dụng gỗ để làm thùng loa vì nó đem lại khả năng cộng hưởng âm tốt nhất.
Jack nối dây – Đây cũng là một bộ phận khá quan trọng trong việc kết nối các thiết bị âm thanh với nhau. Đây là hệ thống nối tín hiệu giữa các bộ phận loa nên có vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn âm thanh. Các jack nối, dây nối tốt sẽ đem lại khả năng truyền tải tín hiệu âm thanh ổn định và chính xác.
Mạch phân tần – Đây là bộ phận tách các dải âm thanh khác nhau trong hệ thống loa. Các tín hiệu gửi về sẽ được xử lý qua mạch này, từ đó âm thanh được tách ra các tần số khác nhau sao cho không bị chồng chất lên nhau từ đó đảm bảo sự rõ ràng của âm thanh.
Ngoài các bộ phận chính trên thì cũng có rất nhiều các phụ kiện dành cho hệ thống loa như chân để loa, giá đỡ treo tường… Những phụ kiện này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh của hệ thống âm thanh cho sân khấu.
Âm thanh sân khấu và những điều liên quan cần chú ý
BY soundadmin
16 Tháng Năm, 2019