Những điều có thể bạn chưa biết về loa toàn dải

BY soundadmin
30 Tháng Mười Một, 2019

Loa toàn dải là loại loa có cấu tạo chỉ có một thùng loa, dòng loa này có nhiệm vụ là phát ra cả 3 dải âm đó là âm trầm, âm trung và âm cao.

Đặc điểm âm thanh của loa toàn dải

Loa toàn dải nổi tiếng với khả năng thể hiện âm trung, do vậy với những giọng hát yếu hoặc không khỏe, hay nghe những bản hòa tấu mà sử dụng dòng loa này thì chất lượng âm thanh cực tốt.

Dòng loa này có độ nhạy cao chính vì thế nó sẽ giúp các bản nhạc được sống động hơn, các chi tiết nhỏ của bản cũng được thể hiện một cách dễ dàng. Khi nghe loa toàn dải, ngoài nhạc cụ hay giọng hát chính, âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc dường như hiện diện rõ ràng hơn, được định vị chính xác, tạo cho người nghe cảm nhận rất thú vị.

nhung-dieu-chua-biet-ve-loa-toan-dai-003
Có độ nhạy cao

Chất lượng đầu ra của âm thanh toàn dải thể hiện rõ hầu hết các chi tiết của bản nhạc vô cùng sống động, đặc biệt là ở dài trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt hoặc đau đâì. Khi phối ghép với những amply đèn SET, âm thanh của loa toàn dải rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.

Ưu và nhược điểm của loa toàn dải

Ưu điểm 

Loa hoạt động theo nguyên lý Point Source do vậy chất lượng đầu ra âm thanh sẽ tốt hơn rất nhiều với các loa cây, hay các dòng loa khác, loa toàn dải được trang bị một màng giấy phát ra âm thanh và không được sử dụng các linh kiện LCR ở phân tần, nếu trong phòng nghe mà các nhà thiết kế âm thanh biết cách sẽ giúp căn phòng mang đến cảm giác âm thanh nổi, đôi khi còn không thấy loa đâu nhưng vẫn có âm thanh.

nhung-dieu-chua-biet-ve-loa-toan-dai-001
Màng loa được làm từ giấy rất nhẹ

Màng loa được làm từ giấy rất nhẹ, không sử dụng linh kiện LCR do vậy sẽ không làm giảm tín hiệu. Các dải tần được kết nối liền mạch không có cảm giác âm thanh bị rời rạc như một số loại loa cột hay các dòng loa khác.

Nhược điểm 

Dải tần rất hẹp, nghe nhạc bình thường thì khá tốt, giọng hát tốt, kèn tốt, bộ dây tốt nhưng nếu nghe những bản nhạc mạnh mẽ, những bản nhạc cổ điển hùng tráng với đầy đủ các nhạc cụ thì loa toàn dải sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng âm thanh của bạn. Bởi vì loa toàn dải chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh.

nhung-dieu-chua-biet-ve-loa-toan-dai-005
Dải tần rất hẹp

Dòng loa méo biên độ :tần số khá trầm trọng trên một số dải tần vì phát âm chung một nón. Muốn sửa méo thì phải lắp thêm LCR nhưng điều này sẽ làm giảm độ nhạy của loa.

Dòng loa nàyrất nhạy với kết cấu ván hở và thùng nên nếu kỹ năng đóng thùng không ổn thì rất dễ làm hỏng âm thanh của loa, biến nó trở thành một cái “chum” biết kêu!

Loa này rất kén amply, hoàn toàn dễ đánh để đạt công suất nhưng để âm thanh tạo ra hay cũng không phải việc dễ dàng.

Cần phải được lựa chọn rất kĩ vì không phải loa nào cũng hay. Một số loa còn bị thổi giá lên rất cao. Chính vì vậy mà khi chọn lựa loa toàn dải bạn cần phải cân nhắc và kiểm tra kỹ lưỡng

Cách phối ghép loa đúng cách

Như ở trên cũng đã nói, loa toàn dải có hơi kén thiết bị phối ghép chứ không hề dễ phối ghép như các loại loa thông thường khác.

Nếu bạn muốn có tiếng bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể ghép loa toàn dải với những amply đèn đẩy. Kéo có công suất trên 10W nhưng lúc đó, loa toàn dải sẽ mất đi phần nào sự tinh tế, mềm mại ở phần âm trung và cao. Bên cạnh đó, amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên khi kết hợp với dòng loa này sẽ cho chất lượng âm thanh không kém gì những ampli đèn SET chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn đáng kể.