Kinh nghiệm lắp đặt dàn karaoke chuẩn từ A – Z

BY soundadmin
17 Tháng Mười Hai, 2019

Để có một bộ dàn karaoke hay nhất đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ thiết bị, cách bố trí, lắp đặt cho tới các yếu tố ngoại cảnh khác. Trong đó việc bố trí các thiết bị âm thanh đóng vai trò rất lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian phòng hát lẫn chất lượng âm thanh. Dưới đây là kinh nghiệm lắp đặt dàn karaoke chuẩn từ A – Z, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cách bố trí các thiết bị âm thanh.

Lắp đặt loa karaoke

Treo loa karaoke vào vị trí cách mặt đất tối thiểu 2,5 m tùy chiều cao từ mặt đất đến trần nhà mà có thể đặt tối đa 2,8 m. Khoảng cách 2 loa cách nhau tối thiểu từ 2,5m trở đi tùy phụ thuộc vào lòng nhà mà đặt vị trí tối đa có thể, hai loa không được quay vào nhau.

Ngoài ra thì với diện tích phòng hát gia đình, bạn còn có thể lựa chọn 2 kiểu đặt loa khác mà không cần phải treo lên tường hay trần nhà đó là đặt trên tủ, kệ hoặc đặt trên chân loa chuyên dụng, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng của mình.

Treo loa lên tường

huong-dan-lap-dat-cac-thiet-bi-karaoke
Treo loa lên tường

Treo loa lên tường khi căn phòng nhà bạn có diện tích không quá rộng rãi và đã được bố trí hài hòa, hợp lý các vật dụng, đồ nội thất và khó có thể di chuyển hay xáo trộn mọi thứ, treo loa lên sẽ vừa giúp giữ nguyên hiện trạng mà còn làm tặng thêm vẻ mỹ quan cho cả căn phòng.

Hơn nữa thì loa cũng sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi mà được treo cao lên như vậy. Tuy nhiên thì đồng nghĩa với việc mỗi khi muốn vệ sinh loa thì bạn sẽ gặp một chút khó khăn nhất định.

Đặt loa trên tủ, kệ, chân đỡ

huong-dan-lap-dat-cac-thiet-bi-karaoke-001
Đặt loa trên tủ, kệ, chân đỡ

Để loa ở tủ, kệ hoặc chân loa khi: Gia đình bạn có một diện tích rộng rãi, thoáng mát là phương án giúp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức hơn so với treo loa lên tường mà lại còn thỏa sức di chuyển tới nhiều vị trí khác nhau khi cần.

Lưu ý : Nếu để loa quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh, rất dễ xảy ra tình trạng va đập với các vật dụng khác trong nhà mỗi khi di chuyển.

Lắp đặt loa sub

Loa sub có chức năng chính là tái tạo âm thanh ở tần số thấp nhằm tăng cường sự uy lực, căng chắc cho tiếng bass giúp giọng hát trầm ấm hơn có khoảng dải tần chủ yếu từ 20Hz – 200Hz. Nên đặt càng sát với mặt đất thì công năng sẽ càng được phát huy một cách tối đa và tuyệt đối không được treo loa sub lên trần.

Vị trí phù hợp cho loa sub cũng rất dễ để bố trí, miễn sao không ảnh hưởng tới đường đi sinh hoạt hằng ngày của gia đình bạn, thường thì đại đa số người dùng đều chọn những ngóc ngách còn trống như cạnh tủ, kệ hoặc ghế sofa trong nhà để đặt loa sub.

Vị trí của các thiết bị còn lại

huong-dan-lap-dat-cac-thiet-bi-karaoke-003
Vị trí của các thiết bị còn lại

Với những thiết bị âm thanh còn lại của một bộ dàn cơ bản như amply karaoke và micro karaoke, chúng ta sẽ sắp xếp ở chỗ càng thoáng càng tốt và thuận tiện cho việc sử dụng.

Vận hành máy không che đậy kín gây hiện tượng amply tự kích do nóng và dễ gây hư hỏng, hơn nữa đối với những bộ dàn sử dụng micro không dây thì điều này càng quan trọng để đảm bảo đường truyền tín hiệu từ tay micro tới đầu một cách tốt nhất.

Cách đấu nối bộ dàn karaoke gia đình cơ bản

huong-dan-lap-dat-cac-thiet-bi-karaoke-004
Cách đấu nối bộ dàn karaoke gia đình cơ bản
  • Đấu dây loa vào vị trí xuất loa của amply. Lưu ý dây cắm phải gọn gàng không để các cực chạm vào nhau làm hỏng amply tức thì. Sau đó cắm dây tín hiệu ( line out ) của đầu karaoke xuống Line In của amply karaoke.
  • Đấu dây tín hiệu từ Line Out của amply đến Line In của loa Subwoofer (nếu loa là sub điện).
  • Cắm jack micro vào vị trí micro 1 hoặc 2.
  • Đưa vị trí volume muzich và volume tổng của amply về 0.
  • Các chiết áp còn lại đưa về vị trí giữa ( Norman).
  • Bật công tắc nguồn amply và đầu karaoke, sau khi đầu karaoke chạy ta đưa dần vị trí của 2 volume.
  • Để có được một bộ dàn karaoke chất lượng nhất thì khâu căn chỉnh amply cũng đóng góp một vai trò không nhỏ.